Thời tiết trên cả nước đang chuyển dần sang oi bức, khó chịu. Nhiệt độ trên 30 độ C với chỉ số UV cao có thể gây tổn thương da. Hãy tìm hiểu ngay các bí quyết để bảo vệ làn da trong mùa hè này nhé! Tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da. Những tác động xấu của tia UV sẽ không biểu hiện ngay lập tức mà xuất hiện từ từ. Bắt đầu là các đốm màu, tàn nhang, rồi đến da nhão và chảy xệ. Da cũng dễ bị bầm tím, lâu phục hồi sau khi bị thương hơn nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Để tránh tổn thương da, nên hạn chế ra đường trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, đây là thời điểm tia UV mạnh nhất. Khi ra ngoài trời, cần sử dụng các biện pháp dưới đây để hạn chế tác động của ánh nắng. Trú trong bóng râm Có thể giảm nguy cơ tổn thương da và ung thư da bằng cách che ô, trú dưới tán cây hoặc những nơi có bóng mát. Tuy nhiên một phần tia...
Tia UV bao gồm UVA, UVB và UVC, trong đó tia UVC đã được hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozon khi đến Trái Đất. Còn UVA và UVB là thành phần gây tổn thương da trong ánh nắng mặt trời. Tia UV không thể nhìn thấy được nhưng có thể khiến da sạm đen, lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da. Hiểu rõ đặc điểm của mỗi loại tia UV sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và bảo vệ da trong mùa nắng nóng này.
Thời tiết trên cả nước đang chuyển dần sang oi bức, khó chịu. Nhiệt độ trên 30 độ C với chỉ số UV cao có thể gây tổn thương da. Hãy tìm hiểu ngay các bí quyết để bảo vệ làn da trong mùa hè này nhé! Tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da. Những tác động xấu của tia UV sẽ không biểu hiện ngay lập tức mà xuất hiện từ từ. Bắt đầu là các đốm màu, tàn nhang, rồi đến da nhão và chảy xệ. Da cũng dễ bị bầm tím, lâu phục hồi sau khi bị thương hơn nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Để tránh tổn thương da, nên hạn chế ra đường trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, đây là thời điểm tia UV mạnh nhất. Khi ra ngoài trời, cần sử dụng các biện pháp dưới đây để hạn chế tác động của ánh nắng. Trú trong bóng râm Có thể giảm nguy cơ tổn thương da và ung thư da bằng cách che ô, trú dưới tán cây hoặc những nơi có bóng mát. Tuy nhiên một phần tia...
Khám sức khỏe định kì giúp bạn nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân và các nguy cơ mắc bệnh nếu có để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Nữ giới thường có xu hướng quan tâm sức khỏe và chủ động đi khám sức khỏe hơn nam. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý các loại khám, xét nghiệm đặc trưng ở từng lứa tuổi dưới đây để tránh khám thiếu hoặc khám quá nhiều lần so với mức cần thiết. 1. Độ tuổi 20-29 Kiểm tra cơ bản – Huyết áp: Kiểm tra 2 năm/lần – Cholesterol huyết: Kiểm tra 5 năm/lần – Đường huyết nhanh: Kiểm tra 2-3 năm/lần Nếu các chỉ số trên bất thường cần kiểm tra thường xuyên hơn. Sản phụ khoa – Khám phụ khoa: 2-3 năm/lần – Phết tế bào cổ tử cung: 2-3 năm/lần, thường xuyên hơn nếu có dấu hiệu bất thường nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung – Tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục: 1 năm/lần nếu có nhiều hơn 1 bạn tình Da liễu Body scan: 1 năm/lần để phát hiện dấu hiệu ung thư da, thường xuyên hơn nếu có chỉ định của bác sĩ. Nha khoa Kiểm tra và...
Không chỉ khắc phục những hạn chế của băng vệ sinh hay tampon gây ra, cốc nguyệt san còn được xem như lựa chọn thân thiện với môi trường. Trong nhiều năm liền, phụ nữ đã sử dụng băng vệ sinh và tampon như “vũ khí” trong những ngày đèn đỏ. Đến này, cốc nguyệt san xuất hiện như một sự thay thế cho các phương pháp truyền thống. Nó có thể tái sử dụng nhiều lần trong khi băng vệ sinh và tampon chỉ dùng một lần. Cốc nguyệt san có thể linh hoạt co giãn để vừa với âm đạo. Thay vì sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon để thấm máu, chiếc cốc này sẽ đựng máu bên trong. Hầu hết cốc kinh nguyệt được làm bằng silicone hoặc cao su. Nếu bạn bị nhạy cảm với latex, bạn nhất định phải mua một chiếc cốc làm hoàn toàn bằng silicone. Nếu bạn đã cảm thấy chán nản với những bất tiện do băng vệ sinh hay tampon gây ra, hãy cân nhắc sử dụng cốc nguyệt san. Ảnh: Natural Allergy Treatment Bạn có thể sử dụng một chiếc cốc trong suốt chu kỳ của mình, nhưng bạn có thể cần phải thay...
Thời tiết nắng nóng kèm những cơn mưa đột ngột dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người già… Vì thế không nên chủ quan mà cần chủ động giữ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh dưới đây. 1. Viêm mũi họng Thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Ngoài ra việc giải nhiệt không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: – Mở quạt lớn, hạ nhiệt độ điều hòa thấp: việc này giúp nhanh chóng xua tan cơn nóng nhưng lại khiến vùng mũi họng bị khô và làm giảm các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. – Tắm khi đang ra mồ hôi, mới vận động mạnh: đây là thời điểm nhịp tim nhanh, lỗ chân lông giãn nở, tắm ngay sẽ khiến mồ hôi không thoát ra được, làm cho cơ thể nhiễm nước, gây ớn lạnh, cảm, ho, viêm phổi… – Ăn kem, uống nước đá: đồ lạnh làm giảm hoạt...