Đinh lăng từ bao lâu nay không những được biết đến là 1 loại cây cảnh đẹp mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Vậy lá đinh lăng chữa bệnh gì cũng theo dõi bài viết sau đây. Cây đinh lăng là gì? Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhan sâm – Araliaceac, dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm. Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8-1.0m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta. Đinh lăng là loại cây được trồng rất phổ biến nhiều nơi Cây đinh lăng có hơn 30 loại nhưng thường gặp nhất là các loại sau: Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp) Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ) Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim) Đinh lăng lá ráng Đinh lăng lá tròn Đinh lăng viền bạc Đinh lăng lá răng Trong cây Đinh lăng có chứa rất nhiều các thàn phần hóa học có...
Nước khử trùng vốn chỉ đặt ở các bệnh viện, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng giữa các bệnh nhân, giữa bệnh nhân với nhân viên tế nhưng nay nó được thiết kế dưới dạng tiện lợi, dễ dàng cất trong túi xách, nên có mặt ở khắp mọi nơi. Nước rửa tay khô không an toàn như bạn tưởng Vậy nó có xứng đáng là một phụ kiện quan trọng trong túi xách? TS Suraj Saggar, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của TT Y tế Holy Name, cho biết: nước rửa tay khô sẽ lấy đi toàn bộ lớp dầu trên tay của bạn, mang theo các vi khuẩn và vi rút gây cảm lạnh, viêm họng và cúm. Do đó, nếu tay bạn bẩn, nước rửa tay khô sẽ không thể làm sạch và có 1 số loại vi trùng không thể ngăn ngừa. Nước rửa tay khô hoàn toàn không có tác dụng với các loại norovirus như E. coli, C. Diff. FDA hiện đang xem xét các thành phần trong nước rửa tay khô và cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy loại nước này an toàn hơn so với xà phòng và nước trong việc...
Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Nguyên nhân gây bệnh là do: – Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng có tên là Chlamydia trachomatis gây ra, nhất là do quá trình vệ sinh kém, dùng nguồn nước ô nhiễm nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn lây nhiễm gây bệnh. – Đau mắt hột lây qua quá trình bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những dịch tiết vùng mắt, ở mũi hay cổ họng hoặc những người bị bệnh đau mắt hột. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây lan gián tiếp qua côn trùng như ruồi… Đau mắt hột – nguyên nhân và cách phòng ngừa Phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh nặng hay nhẹ sẽ có hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong một số trường hợp có bệnh rất nặng nề, thời gian bệnh kéo dài và để lại rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Các triệu chứng bệnh đau mắt hột thường gặp như: – Ngứa mắt như có...
Báo cáo từ Khoa Lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho thấy hiện nhóm máu O chỉ còn hơn 1.200 đơn vị. Trong khi đó, trung bình mỗi ngày, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần tối thiểu 1.500 đơn vị máu để cung cấp cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại 180 bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Riêng nhóm máu O phải cần tối thiểu 45% tổng lượng máu, tương đương gần 700 đơn vị máu mỗi ngày. Như vậy, nhóm máu O sẽ chỉ đảm bảo cung cấp trong 2 ngày tới; nhiều người bệnh đang phải thấp thỏm trong nỗi lo chờ máu hoặc phải vận động người nhà tham gia hiến máu. Lại báo động khan hiếm nhóm máu O trong điều trị Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng cho biết tình trạng khan hiếm nhóm máu O cũng xảy ra tương tự tại nhiều địa phương như Thanh Hóa, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP Hồ Chí Minh... Nhóm máu O là nhóm máu có tỷ lệ cao trong cộng đồng, khoảng 45% dân số Việt...